Cái Đẹp Vĩnh Cửu
Chủ biên : Nguyễn Hoàng Điệp
Lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đồng hành với sự ra đời tiến triển của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và bảy loại hình nghệ thuật. Trong đó, các bộ môn mỹ thuật, hội họa, văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh giữ một vị trí quan trọng trong sứ mệnh tôn vinh giá trị sáng tạo của con người.
Lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đồng hành với sự ra đời tiến triển của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và bảy loại hình nghệ thuật. Trong đó, các bộ môn mỹ thuật, hội họa, văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh giữ một vị trí quan trọng trong sứ mệnh tôn vinh giá trị sáng tạo của con người.
HỘI ĐỒNG BAN BIÊN SOẠN
Họa sỹ: TRẦN KHÁNH CHƯƠNG - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam
Nhà thơ: BẰNG VIỆT - Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch HLHVHNT Hà Nội.
Nhà nghiên cứu: NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
GS.TSKH: ĐINH NGỌC LÂN
Họa sỹ: TRẦN DUY
Họa sỹ: TRƯƠNG THẢO
TS: NGUYỄN ĐỨC TRẠCH
Nhạc sỹ: THỤY KHA
PGS. TS: PHẠM TÚ CHÂU
Nhà văn: NGÔ VĂN PHÚ
Họa sỹ: LÊ ÁNH VÂN - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật
Nghệ sỹ nhiếp ảnh: DƯƠNG QUỐC ĐỊNH
Nghệ sỹ nhiếp ảnh: TRẦN MẠNG THƯỜNG
Nhà nghiên cứu: NGUYỄN PHÚC GIÁC HẢI –NGUYỄN DUY QUÝ
TS: NGUYỄN DANH NGÀ
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch
sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đồng hành với sự ra đời tiến
triển của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và bảy loại hình nghệ
thuật, trong đó các bộ môn mỹ thuật, hội họa, văn học, âm nhạc, nhiếp
ảnh giữ một vị trí quan trọng trong sứ mệnh tôn vinh giá trị sáng tạo
của con người. Đặc biệt nó có vai trò to lớn nâng cao vòm trời trí tuệ
nhận thức và phát triển lý tưởng thẩm mỹ của con người.
Con người xuất hiện trên Trái Đất là sự thăng hoa, tiến triển của tạo hóa. Và tạo hóa là bà mẹ vĩ đại đã hoài thai ra con người –
chủ thể cao nhất của tự nhiên. Nó biết khám phá tự nhiên và cải tạo tự
nhiên theo quy luật. Trong sự khám phá ấy, con người vừa là chủ thể vừa
là khách thể sáng tạo các hình tượng nghệ thuật mà giá trị to lớn nhất
là những kỳ quan vĩ đại trên hành tinh. Đó là các công trình văn hóa vật
thể và phi vật thể về mỹ thuật, hội họa, kiến trúc, văn học, âm nhạc,
sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh, vũ đạo…. Các tác phẩm ấy đã làm rung động
hàng triệu trái tim từ thế hệ này qua thế hệ khác trên khắp toàn cầu.
Loài
người sống trên Trái Đất dù bất đồng về ngôn ngữ, chữ viết, màu da (sắc
tộc), phong tục tập quán và lễ nghi văn hóa, song ít nhiều vẫn hiểu
được nhau qua “chiếc cầu ngôn ngữ” trực
quan sinh động của hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối sáng tối,
đậm nhạt và các giai điệu thăng trầm, cao thấp của nốt nhạc. Và trong sự
phát triển của các loại hình nghệ thuật ấy Cái đẹp vĩnh cửu luôn chi phối nhận thức thẩm mỹ của con người mọi thời đại và con người luôn đi tìm nguồn cảm hứng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
Do vậy phạm trù Cái đẹp luôn luôn là nguồn động lực thúc đẩy các nghệ
sỹ mọi thời đại khát khao tìm tòi, khám phá về Cái đẹp. Nhưng nguồn gốc
khai sinh, nảy mầm sự sáng tạo đó không phải đâu xa lạ mà ở nơi chính
bản thân nhân thể học con người. Vẻ đẹp về tâm hồn, đường nét, diện mạo
con người là mạch nguồn tuôn chảy vô tận làm rung động sự cảm hứng của
người nghệ sỹ thai nghén tác phẩm (văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp
ảnh, điện ảnh, sân khấu,…). Trong đó, vẻ đẹp hình thể người phụ nữ là hình tượng nghệ thuật vĩ đại tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô giá cho nhân loại.
Tập sách Cái đẹp vĩnh cửu xin giới thiệu bốn loại hình nghệ thuật với 4 nội dung dưới đây:
Phần I: Mỹ thuật
Những kiệt tác nghệ thuật nude nổi tiếng Thế giới và Việt Nam
Phần
này giới thiệu gần 200 tác phẩm nude trong đó có gần 170 tác phẩm của
Thế giới, hầu hết là của các thiên tài danh họa. Các tác phẩm này hiện
được lưu giữ tại các bảo tàng lớn trên Thế giới. Đây là mảng đề tài có ý
nghĩa nhân văn chi phối lịch sử sáng tạo hình tượng nghệ thuật của nhân
loại và lần đầu tiên được một số họa sỹ Việt Nam kết hợp với các nhà
nghiên cứu hội họa sau nhiều năm sưu tầm, tuyển chọn đã tập hợp lại một
cách có hệ thống. Phần này cũng có giá trị tham khảo đối với sinh viên,
học sinh các trường Đại học, Cao đẳng Mỹ thuật trong việc nghiên cứu,
tìm tòi và sáng tạo các tác phẩm. Đặc biệt nó thỏa mãn nhu cầu của độc
giả yêu thích đề tài tranh nude khi chưa có điều kiện tới chiêm ngưỡng
tại các bảo tàng Thế giới.
Phần II: Văn học
Thơ tình nổi tiếng Thế giới và Việt Nam
Phần
này Hội đồng Ban biên soạn đã chọn lọc giới thiệu 112 bài thơ tình nổi
tiếng của Thế giới và Việt Nam. Trong đó có nhiều bài thơ mà độc giả
biết bao thế hệ từng yêu thích.
Phần III: Âm nhạc
Những tình khúc nổi tiếng Thế giới và Việt Nam
Phần
này tuyển chọn giới thiệu 44 tình khúc lừng danh trong lịch sử âm nhạc,
được nhiều người trên Thế giới và trong nước mến mộ, khơi dậy một cảm
xúc tình yêu, da diết thiết tha.
Phần IV: Nhiếp ảnh
Một số tác phẩm Nhiếp ảnh nude
Phần này có 32 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật nude của Thế giới và Việt Nam, lần đầu tiên được chọn lọc và giới thiệu.
Bốn
loại hình nghệ thuật trên đây là mảng đề tài nghệ thuật nhạy cảm dễ đi
sâu vào đời sống tinh thần con người qua nhiều thế hệ. Nó đã được một số
nhà xuất bản như NXB Văn hóa -Thông tin, NXB Mỹ thuật, NXB Văn nghệ
TPHCM đi tiên phong. Trong đó, Nhà xuất bản Văn hóa –Thông tin đã cho ra
đời hai tác phẩm Nghệ thuật vẽ khỏathân (2004) và Tranh - tượng khỏa thân (2009) và Nhà xuất bản Văn nghệ TPHCM với tác phẩm Xuân thì (2009). Đặc biệt là NXB Mỹ thuật đã cho ra đời nhiều cuốn có giá trị như Từ điển hội họa Thế giới…. Sự ra đời của các tác phẩm này đã được công chúng độc giả ở nhiều tầng lớp xã hội hào hứng đón nhận và yêu thích.
Xuất bản cuốn Cái đẹp vĩnh cửu lần
này, chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc những giá trị nhân văn và
thẩm mỹ cao đẹp nhất mà người nghệ sỹ các thời đại đã sáng tạo ra, để từ
đó chúng ta mở rộng tầm nhìn Thế giới, đặng xây dựng cho mình một lý
tưởng thẩm mỹ nhân văn cởi mở, nồng hậu và cao thượng. Đây là kỳ vọng
lớn nhất của những người làm cuốn sách này. Song trong quá trình tuyển
chọn, biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong được sự lượng thứ và chỉ giáo chân tình của độc giả xa gần để
lần tái bản sau được tốt hơn.
Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & Khoa học - Công nghệ (CTCS)
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ LỊCH TRÌNH
VẼ TRANH NGHỆ THUẬT KHỎA THÂN
VẼ TRANH NGHỆ THUẬT KHỎA THÂN
Từ
khi thoát khỏi thời Trung cổ tới nay, con người luôn nhìn nhận lại và
khám phá, nắm bắt cụ thể hơn về hình tượng nghệ thuật – con người. Không
chỉ thuần túy một phạm trù sinh học mà đan cài nhiều thành phần các
lĩnh vực như: Triết học, Mỹ học, Khoa học tự nhiên, Chính trị học, cá
tính nghệ thuật... Và sự ràng buộc của truyền thống Văn hóa – xã hội.
Trong đó, bản thể con người qua lĩnh vực nghệ thuật đã có nhiều ý kiến
trái chiều về các quan niệm nhân sinh. Vậy cần có một định nghĩa bao
quát và xác đáng nhất về hình tượng nghệ thuật – con người hay nói rõ hơn là khả năng của nghệ thuật vẽ/chụp khỏa thân. Muốn có được điều ấy ta cần phải xác định cho nó một nền tảng lý luận và thực tiễn cụ thể.
Muốn trình bày nét đặc thù của nghiên cứu vẽ/chụp khỏa thân, chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện về địa lý, lịch sử và xã hội. Bởi
hoạt động nghệ thuật không chỉ coi sự nắm vững các đặc thù lý tính là
mục đích duy nhất, tối hậu mà hình tượng con người nghệ thuật là sự hòa
quyện hài hòa giữa nhu cầu xã hội với quan niệm và sự hiểu biết tương
xứng về thiên nhiên. Khó có phương tiện nào phù hợp cho sự khảo sát thẩm
mỹ cái đẹp trường cửu bằng tranh vẽ hay ảnh chụp khỏa thân.
Bởi qua những xung đột lặng lẽ, âm thầm và sáng tạo của tác giả, người
mẫu, người tiếp nhận... đã sàng lọc lại cái nhìn sâu sắc có giá trị
nhân văn cao cả.
Tuy nhiên, ở các khía cạnh khác nhau, đề cập đến vấn đề liên quan về
hình tượng con người nghệ thuật phải có giới hạn. Bởi lẽ không phải mọi
vấn đề đều dễ dàng lý giải qua hình ảnh trong tranh. Đặc biệt là tranh và ảnh khỏa thân chỉ
là một phương tiện cho chúng ta khảo sát về hình tượng con người mang
tính nhân đạo và nhân bản nói chung. Mà nó còn là đối tượng cao nhất của
nghệ thuật hiện thực.
Nói về nghệ thuật khỏa thân ta
phải khẳng định rằng nó đã trải qua một chặng đường lịch sử khá dài.
Tuy nhiên những bước tiến của loại hình nghệ thuật này đã qua nhiều
thăng trầm dẫn đến sự khác biệt rất lớn về mục đích, ý niệm của từng
thời đại. Có được thành tựu hôm nay, tranh và ảnh khỏa thân đã
vượt qua nhiều giai đoạn không phải lúc nào cũng đạt được sự nhuần
nhuyễn về vẻ ngoài hình ảnh. Đặc biệt là thời sơ khai, những khai sáng ý
tưởng, tính táo bạo và kỹ thuật chưa đến độ tinh xảo. Rồi các đường nét
hình khối, gam màu, tỷ lệ đối xứng được trau dồi qua từng thế hệ, từng
bước, từng bước dần đạt đến nấc thang thăng hoa của sự tuyệt mỹ. Chúng
ta phải thừa nhận ở mỗi thời kỳ lịch sử, sự hoàn hảo từng bước đạt đến
một mức độ nhất định. Do đó không thể đưa ra các tiêu chí tuyệt đối
chính xác khi so sánh những tác phẩm không cùng thời đại. Ta phải thuận
theo sự phát triển của lịch sử để nhận xét khách quan từng thời kỳ, từng
họa phẩm với những giá trị thời đại chân xác của nguyên mẫu.
Muốnlàm
được điều trên ta phải tiến hành một cuộc khảo cứu bao quát từ cội
nguồn của lịch sử nơi đã ghi nhận giá trị của tranh nghệ thuật khỏa
thân. Cái mốc cần đến trước tiên là lúc con người vừa thoát khỏi thời
Trung cổ, khi mà lịch sử gọi là đêm trường đen tối nhất của nhân loại.
Con người nô lệ bị hành hạ, đối xử như súc vật. Do đó, trong đêm trường
đen tối ấy con người cần được giải phóng.Conngười
muốn vươn lên đỉnh cao tối thượng giá trị nhân bản của chính con người.
Con người là chủ thể của tự nhiên, Hình tượng của thần thánh cũng được
lấy hình mẫu lý tưởng chính là con người. Cái
“tôi” con người cần được tự do để vươn lên đến đỉnh điểm của sự thăng
hoa. Và chính nghệ thuật hội họa là tiếng nói của nhân văn. Nghệ thuật
ca ngợi vẻ đẹp của con người đã có“mảnh đất màu mỡ” để khai hoa kết
trái. Từ đó, nghệ
thuật vẽ tranh khỏa thân đã phát triển mạnh mẽ, rầm rộ thành một trào
lưu sau đấy. Ngoài các tác phẩm cổ Hy Lạp hoặc hình tượng người vận động
viên khỏa thân theo luật chơi ở Olimpic thì tác giả AntoniPisanello
(còn gọi là Pida; 1395 –1455) là Họa sỹ đầu tiên vẽ những bức khỏa thân ở
dạng đơn sơ.
Thời
Trung cổ, nhà thờ tôn giáo hướng con người đi tới từ bỏ những liên đới
trần tục. Điều này, ta thấy rõ ở hình ảnh điêu khắc. Tuy nhiên các tác
phẩm đó chưa thể hiện hình ảnh con người khỏa thân mà chỉ mang một sứ
mạng duy nhất: dấu hiệu siêu nhiên (tinh thần hóa mọi giá trị, hướng con
người vào thế giới sau cái chết).Bởi vậy, thời kỳ này, đấng siêu nhiên
trở thành giới luật tối thượng cho sáng tác nghệ thuật. Điều đó lý giải
tại sao nghệ thuật Trung cổ không có duyên cớ cho nghiên cứu con người
lõa thể, đồng nghĩa với nghệ thuật khỏa thân không phát triển. Đến cuối
Thế kỷ XIII, tại Italia, những thế hệ con người mới hoàn thiện về nhiều
mặt: xã hội, chính trị, kinh tế... kéo theo đó là sự phát triển vượt bậc
của văn hóa và nghệ thuật. Những hoạt động nghệ thuật vượt khỏi khuôn
khổ thời Trung cổ tại đây sớm hơn bất cứ nơi đâu ở Châu Âu. Luân lý đạt
đến độ cởi mở nhất định với khí chất cứng rắn đầy sung mãn và lòng ham
muốn. Sự nâng cao vai trò Khoa học tự nhiên đưa “con người” trở thành
vấn đề và đối tượng để nghiên cứu. Điều này đã thúc đẩy nghệ thuật thức
tỉnh, bồi đắp nên hình tượng con người hoàn toàn mới mẻ: không còn quan
niệm cổ hủ thù ghét thân thể, căm phẫn với tự nhiên hay tiêu khử nhân
cách... của thời phong kiến. Sự cởi mở đưa con người hướng về nguyên sơ,
lõa thể bởi nó thể hiện sự đẹp đẽ cả về tinh thần và thể chất. Giá trị
nhân văn của thời đại được hình thành. Một giá trị thể hiện lòng ham
muốn hiểu biết, chiếm hữu, chiêm ngưỡng và nắm bắt hình ảnh để lưu giữ
lại những vẻ đẹp của con người thời đại. Đó là ngưỡng hoàn mỹ của quan
niệm mỹ thuật chắt lọc từ cả một thế hệ, lưu dấu ấn con người vào thời
gian vĩnh hằng.
Đến
giữa Thế kỷ XIII, tại Italia các thế hệ Họa sỹ nối tiếp về sau này tiếp
tục vươn tới sự phá bỏ ràng buộc nghệ thuật phong kiến thời Trung cổ
(lối vẽ điệu bộ, công thức rập khuôn bắt buộc). Và từ Thế kỷ XIV trở đi, các Họa
sĩ nỗ lực khắc phục kỹ thuật vẽ cơ thể mà không cần đến những “lớp áo
giáp” quá chật hẹp của hình thể con người thời Trung cổ. Cũng thời gian
này, khi hội họa không chỉ phục vụ riêng cho nhà thờ tôn giáo mà còn
theo đơn đặt hàng của tầng lớp quý tộc. Từ đây, nghệ thuật mới thực sự
thoát khỏi sự trói buộc với một dạng thức của nghề thủ công. Người nghệ
sỹ được giải phóng, giành lấy an toàn và tự do cho nghề của mình. Đồng
thời hình thành mối quan hệ của nghệ thuật với khoa học, thậm chí đưa
nghệ thuật thành một lĩnh vực khoa học cụ thể và riêng biệt. Điều này về
sau không chỉ là đem lại những điều tốt nhất cho nghệ thuật hội họa. Nó
khiến nghệ sỹ có một nơi tự do ứng thí tài năng của mình với sự cạnh
tranh, vinh quang và thất bại... Điều đó thể hiện sự biến chuyển tinh
thần ý chí đấu tranh của giới nghệ sỹ nhắm vào địa vị xã hội của họ. Nó
mở ra một vị thế mới cho người nghệ sỹ và một thời kỳ mới cho hội họa –
thời Thịnh Phục hưng. Đó là thành quả của quá trình mở rộng bầu trời
tinh thần, con người và hình ảnh nguyên sơ nhất đã đứng vững ở trung tâm
của Tư duy nghệ thuật.
Đến
cuối thế kỷ XV tại Đức, xã hội sục sôi trongnhững biến động tinh thần
và chính trị. Trong bối cảnh đó, một số ít những học giả tại đây đã tiếp
thu tinh thần nhân đạo Italia. Song cho đến tận cuối Thế kỷ XV, nhà thờ
vẫn là nơi đặt hàng của gần như toàn bộ những tác phẩm nghệ thuật. Bởi
vậy các Họa sỹ vẽ tranh và điêu khắc đã tạo ra một thế giới nghệ thuật kỳ ảo lấy tích từ Kinh Phúc Âm.
Những tác phẩm này mang theo sự mường tượng về thế giới của tầng lớp
thị dân đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những tập tục truyền thống. Dù
không có lợi thế quan sát trực tiếp các tác phẩm cổ Hy – La như những
bậc thầy ở Italia, song các nghệ sỹ Đức đã nỗ lực để đạt đến mức độ như
thật mặc dù họ còn hiểu biết rất ít về hình thể thiên tạo của con người.
Tiêu biểu cho sự miệt mài đó là Albrech Dỹrer(1471 – 1528).
Sang Thế kỷ XVI, tại Hà Lan, Jan Gossaert (khoảng 1478 –1533/1534) cùng QuentinMassys, JoosVan Cleve, LucasVan Leyden, JanVan Scorel, BernaertVan Orley, FransFloris...
thuộc một nhóm các Họa sỹ nhiệt huyết, nỗ lực nắm vững phong cách bản
địa đồng thời bắt nhập với quan niệm nghệ thuật Italia. Tâm huyết và sự
nhiệt tình đã khiến họ gắn liền với cái tên “những người La Mã”. Họ cũng
là những người đầu tiên tiếp nhận và du nhập thủ pháp vẽ tranh khỏa
thân vào xứ Phơlander.
Thời
kỳ Phục hưng nở rộ chỉ trong khoảng những năm từ 1500 đến năm 1530.
Trong quãng thời gian huy hoàng ngắn ngủi đã ẩn chứa bước bắt đầu của sự
tàn lụi. Khi những trung tâm quan hệ Quốc tế tới ven bờ Đại Tây Dương
đó đã báo động sự hưng thịnh của Italia bị lay chuyển. Xã hội bị sự độc
đoán bóp nghẹt, nhà thờ giáo phái biến thành thế lực độc đoán, áp chế
chuyên quyền tuyệt đối. Những giáo lý duy tâm thần bí, khổ hạnh nổi lên
chống lại các lực lượng tiến bộ và nhân đạo. Do đó, nghệ thuật Phục hưng
dần bị dập tắt bởi những chuyển động giả tạo, co ngắn hay giao cắt mang
tính kỹ xảo, những biểu hiện bất bình thường của nét vẽ và hình
tượng.Thời kỳ của tính tự do nghệ thuật đã hết, nghệ thuật quay trở lại
thờibị trói buộc và giám sát chặt chẽ của các điều răn bắt buộc phải
tuân thủ từ nhà thờ tôn giáo. Mọi văn bản của giáo hội đều bài xích
quyết liệt sự khỏa thân. Những Họa sỹ vẽ tranh khỏa thân bị đưa ra trước
tòa án giáo hội để điều trần và thẩm vấn,... Từ đó, các Họa sỹ vì thấy
sự thể phức tạp nên phải thuận theo tự kiểm điểm, chiêm nghiệm và dần
dần lảng tránh các bức họa khỏa thân. Đây chính là quãng thời gian khủng
hoảng, suy thoái chung hay thường được nhìn nhận là thời kỳ của Trường
phái Cầu kỳ ở Italia.
Song
cái chân của giá trị nghệ thuật luôn phải được bảo vệ. Ngay từ thời ấy,
đã có những Họa sỹ dám đương đầu để bảo vệ chân lý nghệ thuật của mình.
Điển hình như danh họa Francisco Goya, khi ông vẽ bức họa Majakhỏa thân đã phải điều trần trước tòa án giáo hội. Họa sỹ bị tòa án giáo hội kết tội “ông đã truyền bá sự tà dâm trong công chúng”. Nhưng Goya đã trả lời đanh thép: “
Tôi vẽ vẻ đẹp của người phụ nữ mà tạo hóa đã trải qua hàng triệu năm
tiến hóa mới đạt được, còn sự suy nghĩ tà dâm về tác phẩm này là bản
chất của gian manh”. Chính nhờ những Họa sỹ chân chính đó mà sau này
nghệ thuật vẽ tranh khỏa thân phát triển ở các nước Italia, Đức,
Pháp,Hà Lan và nhiều các Quốc gia khác. Dòng tranh khỏa thân đã trải qua
các giai đoạn thăngtrầm của lịch sử từ nghệ thuật Cổ điển, tới Barốc
cho đến nghệ thuật thời kỳ chủ nghĩa tư sản Pháp, Đức, bước sang giai
đoạn nghệ thuật theo các trường phái (lãng mạn và hiện thực): Thế kỷ
XVII, XVIII, XIX. Vào giai đoạn này, các thiên tài danh họa Thế giới ở
các nước: Italia, Đức, Hà Lan... và nhiều Quốc gia khác đã để lại cho
nền văn hóa nhân loại những tác phẩm hội họa, điêu khắc vô giá. Dưới
đây, chúng tôi xin giới thiệu những tác phẩm đó cùng độc giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét