GIỚI THIỆU TRANH KHỎA THÂN THỜI PHỤC HƯNG
Mỹ thuật Phục Hưng
Mỹ thuật Phục Hưng có thể chia thành các giai đoạn:
A. Tiền Phục hưng (từ thế kỉ 13 đến hết TK14):
- Bước ngoặt quan trọng về văn chương: Danté dùng tiếng Italia thay Latin trong văn chương (thần khúc)
- Các nghệ sĩ dần dần bỏ nghệ thuật Trung cổ khô cứng, phụ thuộc để tìm ở các di sản Hy lạp -La Mã những yếu tố nhân văn: đề cao con người và nhận thức thẩm mỹ hiện thực.
Giotto (1276 - 1377) họa sĩ- điêu khắc- kiến trúc sư: Là người đặt nền móng cho mĩ thuật phục hưng
- Từ bề chất khổ hạnh của nghệ thuật Trung Cổ
- Tìm tòi cái đẹp con người qua xúc cảm tạo hình.
- Tập trung vào sự kiện cơ bản, vứt bỏ chi tiết tự nhiên chủ nghĩa.
- Chú trọng tạo chất, tạo khối, tạo không gian 3 chiều ở kiến trúc
Legend of St Francis
The Marriage at Cana
The Mourning of Christ
B. Phục hưng (TK15) - Thời kỳ Phục Hưng kéo dài khoảng 200 năm (1400 đến 1600), Trung tâm ở Florence
- Các tác phẩm mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa ạnh hùng, sức mạnh con người.
- Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng.
- Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp - La mã. Nghiên cứu giải phẫu - xa gần.
1. Donatello (1386 -1466) - Nhà điêu khắc, quê ở Florence
- Sáng tạo độc đáo, vững vàng.
- Đổ tượng đồng đầu tiên: tượng đài kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue phỏng theo tượng đài kị sĩ Macr Aurèle thời La mã, có cá tính hơn.
- Là thày của Michel Angielo
Kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue
- Tượng David (đồng)
- Thầy của Leonardo da Vinci.
Tượng đồng David
Madonne, 1470 - 1475
3. Paolo Uccello(1397 - 1475)
- Tìm ra luật xa gần sơ khởi ( để Vinci đi sâu hơn)
- Tranh: chiến trận ở San Romano.
La battala de San Romano
4. Sandro Botticelli (1444 -1510)
- Đường nét trang trí tinh tế, nét vẽ sắc sảo, sinh động. Cơ thể kéo dài, cử động nhẹ nhàng. Xem tranh có cảm giác nín thở để tôn trọng nỗi buồn thơ mộng
- Tranh: Mùa Xuân (khu vườn của thần vệ nữ); Sự ra đời của thần vệ nữ (1485)
- Những sáng tác năm 1500, trước đó tự đốt tranh rồi thất vọng
Allegory of Spring
The birth of Venus
5. Andrea Mantegna (1431 - 1506) - Họa sĩ phục hưng Italy, chỉ chuyên đề tài đạo thiên chúa.
- Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh chiều sâu của luật xa gần.
- Tranh : lời cầu nguyện trong vườn.
The Agony in the Garden
The Lamentation over the Dead Christ
- Họa sĩ phục hưng người Đức
- Vẽ sơn dầu, màu nước, tranh khắc kim loại.
- Nhà hình họa xuất sắc. Tạo hình khúc triết, chi li, cấu trúc phức tạp và quằn quại, mang âm hưởng của triết hềc Đức.
- Tranh : Tự họa đang khoác áo da, Khóc than bên Chúa trở nạn, Bốn vị thánh tông đồ, Hiệp sĩ - cái chết và quỷ dữ, Sầu muộn.
Lễ Mân Côi, 1506
Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ
7. Jérôme Bosch (1453 - 1516)
- Họa sĩ cuồng loạn, cổ quái và điên rồ.
- Xuất hiện tương đương cuối thời phục hưng nhưng không nằm trong dòng phục hưng vì ý tưởng quá táo bạo - quái đản, chuyên vẽ những tội lỗi đáng trừng phạt của con người và cảnh con người bị trừng phạt dưới địa ngục.
- Tranh: vườn hoan lạc, Nâng thánh giá.
Jardin des Délices
Les Tentations de saint Antoine
Phục hưng cực thịnh (cuối TK 15, đầu TK 16).1. Leonardo da Vinci (1452 - 1519)
- Họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, toán học, vật lý, hóa học, cơ khí ...
- 14 tuổi đến Florence học Verrocchio trong 6 năm.
- Đề ra lý thuyết cơ bản của luật xa gần, giải phẫu, tỷ lệ cơ thể.
- Tranh "Buổi họp kín" (bữa tiệc cuối cùng), tưởng là sơn dầu nhưng chỉ là tranh tường nền họa - do kỹ thuật xa gần, giải phẫu xuất sắc mà tạo được hiệu quả đặc biệt; "La Gioconde" hoặc Joconda vẽ MonaLisa: lần đầu tiên vẽ một chân dung độc lập, người thường (các họa sĩ trước đó chỉ vẽ chân dung vua chúa, hoặc những quan lại giàu có) có tính cách, hòa hợp với phong cảnh phía sau, cười bí ẩn, mắt nhìn khán giả.
- Họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, toán học, vật lý, hóa học, cơ khí ...
- 14 tuổi đến Florence học Verrocchio trong 6 năm.
- Đề ra lý thuyết cơ bản của luật xa gần, giải phẫu, tỷ lệ cơ thể.
- Tranh "Buổi họp kín" (bữa tiệc cuối cùng), tưởng là sơn dầu nhưng chỉ là tranh tường nền họa - do kỹ thuật xa gần, giải phẫu xuất sắc mà tạo được hiệu quả đặc biệt; "La Gioconde" hoặc Joconda vẽ MonaLisa: lần đầu tiên vẽ một chân dung độc lập, người thường (các họa sĩ trước đó chỉ vẽ chân dung vua chúa, hoặc những quan lại giàu có) có tính cách, hòa hợp với phong cảnh phía sau, cười bí ẩn, mắt nhìn khán giả.
The Mona Lisa
The Last Supper
2. Raphaello (1483 - 1520) - Chết trẻ 37 tuổi, họa sĩ vững vàng, trữ tình, bố cục xuất sắc, ý nghĩa lớn lao.
- Tranh "Đức mẹ Sixtinis" bố cục tam giác, gần như đăng đối, ánh sáng mạnh, khái quát hình tượng, lý tưởng hóa, trong sáng, hiến dâng, bảo vệ, tình mẫu tử.
- Tranh "trường học Athène" cuộc đấu tranh về quan điểm triết học quyết liệt và sâu sắc trong khung cảnh mang tính nhân văn.
Đức mẹ Sixtine
3. Michel Angelo (1475 - 1564)
- Họa sĩ, điêu khắc, một nghệ sĩ tích cực, làm việc không nghỉ, tham gia khởi nghĩa.
- Tượng David (đá), Thánh Moise (đá), La Pièta (đá), các tượng ngày - đêm canh lăng mộ Médicis, "người nô lệ"...
- Tranh trần nhà thờ Sixtinischen 343 hình tượng - 48 x 13m, 4 năm trời nằm trên giàn giáo, ngửa mặt lên trần, bị vẹo cổ. Các hình tượng: khỏa thân, cơ bắp cuồn cuộn, tư thế vặn mình rất khó, toát lên vẻ đẹp nhân văn của con người. Đa dạng, giữ dội đầy nhiệt huyết.
Tượng David (đá)
Decke der Sixtinschen Kapelle
4. Giorgione (1476 - 1510)
- Họa sĩ độc lập, không vẽ theo đơn đặt hàng của nhà thờ.
- Chú trọng nhịp điệu , giàu cảm xúc, tạo chiều sâu không gian có tương quan sáng tối mạnh để nổi bật chủ đề.
- Tranh "Dông bão", Đức mẹ đi lánh nạn. Sắc thái thiên nhiên lần đầu tiên trong hội họa châu âu.
[image]local://2/B4F56F0A040C42518E119D9A73DB3F5F.JPG[/image]
Moisés en la prueba del oro el fuego
Moisés en la prueba del oro el fuego
Venus dormida
5. Titien (1477 -1576) ở Venice, kế tục Giorgione
- Bút pháp phóng khoáng có chủ định.
- Vẽ nhiều chân dung thật, sâu lắng, có cá tính, trung thực, không tô vẽ.
- "chân dung Charles V", Chân dung người anh trẻ tuổi.
- Diane và Actéon, Vũ hội, Thần rượu nho và Ariane.
Flora (1515)
Vénus d'Urbin (1538)
6. Corrège (1489 - 1534) hết sức trữ tình bay bổng.
- Tình cảm dạt dào trong sáng, ánh sáng và bút pháp xuất sắc.
- Tranh : Sự ra đời của Đức Chúa hài đồng, Đức mẹ và đức chúa hài đồng
- Tất cả các tranh của Correge đều:
+ Táo bạo về bố cục
+ Kỳ lạ về nguộn sáng
+ Tả chất da thịt diệu kì
+ Tả tình mẫu tử đằm thắm dịu dàng nhất (qua mặt cả Raphaelo chỉ tiếc là tác phẩm của Correge thua về tầm cỡ đồ sộ và yếu hơn về sức nặng tư tưởng).
Saint Pierre, Sainte - Marthe, Marie - Madeleine et saint Léonard
Sainte Catherine
Kiểu cách - Kiểu sức - Maniérisme (từ 1520 trở đi)
- Mỹ thuật: kỹ thuật cao, xúc cảm có vẻ xáo động giữ dội nhưng thực chất trống rỗng, khô lạnh, thiếu sức sống nội tâm. Tuy vậy vẫn có những họa sĩ lớn, tạo ra những hiệu quả đặc biệt.
- Tự suy sụp do ngoại xâm Pháp -Đức - Áo- buôn bán và công nghệ giảm sút
1. Tintoretto (1528 -1594) ở Venise. Dằn vặt, xáo động.
- Tranh : tìm ra cơ thể thánh Mare, Suzanne và các lão già nhìn trộm.
La ascensión de Cristo
Moisés golpeando la roca
2. Veronèse (1528-1588) ở Venise - niềm vui sống, rực rỡ màu hội họa, nhiều cử động cường điệu gợi ý cho nghệ thuật Baroc "Mũ miện cho Đức mẹ", "Những người hành hương Emmaus"
La bataile de Lépante
- Tình cảm dạt dào trong sáng, ánh sáng và bút pháp xuất sắc.
- Tranh : Sự ra đời của Đức Chúa hài đồng, Đức mẹ và đức chúa hài đồng
- Tất cả các tranh của Correge đều:
+ Táo bạo về bố cục
+ Kỳ lạ về nguộn sáng
+ Tả chất da thịt diệu kì
+ Tả tình mẫu tử đằm thắm dịu dàng nhất (qua mặt cả Raphaelo chỉ tiếc là tác phẩm của Correge thua về tầm cỡ đồ sộ và yếu hơn về sức nặng tư tưởng).
Saint Pierre, Sainte - Marthe, Marie - Madeleine et saint Léonard
Sainte Catherine
Kiểu cách - Kiểu sức - Maniérisme (từ 1520 trở đi)
- Mỹ thuật: kỹ thuật cao, xúc cảm có vẻ xáo động giữ dội nhưng thực chất trống rỗng, khô lạnh, thiếu sức sống nội tâm. Tuy vậy vẫn có những họa sĩ lớn, tạo ra những hiệu quả đặc biệt.
- Tự suy sụp do ngoại xâm Pháp -Đức - Áo- buôn bán và công nghệ giảm sút
1. Tintoretto (1528 -1594) ở Venise. Dằn vặt, xáo động.
- Tranh : tìm ra cơ thể thánh Mare, Suzanne và các lão già nhìn trộm.
La ascensión de Cristo
Moisés golpeando la roca
2. Veronèse (1528-1588) ở Venise - niềm vui sống, rực rỡ màu hội họa, nhiều cử động cường điệu gợi ý cho nghệ thuật Baroc "Mũ miện cho Đức mẹ", "Những người hành hương Emmaus"
La bataile de Lépante
Mars et Venus
3. Albrecht Altdorfer (1480 - 1538) họa sĩ Đức.
- chiến trận Alexandre (1528, không gian bao la, chiến trường đông nghẹt)
Resurrection by Altdorfer, 1518
St George and the Dragon, 1510
4. El Greco (1541 -1614) người Hy Lạp sống ở Tây Ban Nha, tên thật là Theotokopoulos
- Kéo dài nhân vật, diễn tả quyêt liệt, hình tượng táo bạo.
- "hạ huyệt quận công Orgaz, Cảnh ở Toledo, Mở niêm ấn thứ năm.
The Assumption of the Virgin (1577 - 1579)
The Burial of Count Orgaz (1586 - 1588)
5. Agnolo Bronzino (1503 - 1572) ở Florence
- họa sĩ cung đình của dòng hề Medici (1)
- Vẽ nhiều bố cục có đề tài thần thánh và các chân dung nhà Medici "câu chuyện thần thoại" hoặc "biểu tượng của Vệ nữ và Cupid", "Hạ thánh giá", Sự tuẫn đạo của thánh Lorenzo.
(1). Medici, dòng hề cai quản Florence trong suốt gần 1 thế kỷ, và giàu nhất Châu Âu thời bấy giờ. Vừa có tiền và quyền lực (từng có 2 người trong dòng hề làm Giáo Hòang Vatican), cho nên hầu hết các họa sĩ nổi tiếng tại Florence thời kỳ này như: Raphael, Botticeli,Michelangelo ... đều nằm dưới sự bảo trợ của dòng hề Medici.
The Deposition of Christ
Venus, Cupid, Folly and Time
C. Giai đoạn cuối thời kỳ Phực Hưng: Ra đời phong cách mới là Mannerism với Bronzino là hoạ sĩ tiên phong. Sau đó đến thời kỳ Baroque. Đặc điểm của Mannerism là các nhân vật trong tranh bị "uốn nắn" một cách sách vở đến mức thiếu tự nhiên. Bronzino là hoạ sỹ tiên phong cho phong cách này, ngoài ra còn có Pontormo, Beccafumi ... 1. Domenico Beccafumi (1486 - 1551) Annunciazione, ca 1546 La Giustizia, 1530 - 1535 San Paolo in trono Cappella dei Papi La Pomona + Lần đầu tiên sử dụng sơn dầu làm chất liệu + Sử dụng luật phối cảnh tạo chiều sâu + Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần. |
100 năm nghệ thuật Nude (nuy)
Vậy là đã 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris , trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận.
Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài Picasso với bức Những cô gái vùng Avignon đã thực sự gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật Nude (nuy).
Tuy nhiên, trước đó, nghệ thuật nuy đã có từ rất lâu. Thời Hy Lạp cổ đại với những bức tượng Venus, Apollo... đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới.
Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican . Người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bức tranh khoả thân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ. Bức tranh này đã đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp.
Sau một thời gian bước vào bóng đêm của thời trung cổ, nghệ thuật nuy đã sống lại với một sức sống mãnh liệt hơn. Các nghệ sĩ của Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức... đã rất đầu tư cho thể loại này.
Các nghệ sĩ cho rằng: chỉ có tạo hình nuy mới đi đến con đường nghệ thuật vĩnh cửu. Nhiều tác phẩm ra đời ở giai đoạn này như: Phòng trang điểm của thần Venuscủa Boucher vẽ năm 1751, Khoả thân nghiêng của Renoir, Maja khoả thân của Goya,Những bộ ngực với những đoá hoa màu đỏ của Gauguin, Người cung phi lãng mạn của Carot... đã đưa giới thưởng ngoạn vào một thế giới kỳ ảo lung linh mà các nghệ sĩ đã hà hơi vào từng đường nét màu sắc của hình thể ngườiphụ nữ.
Tại khu vực Châu Á, trước công nguyên cũng đã tồn tại nhiều bức phù điêu và tượng khoả thân trong các đền thờ ở Ấn Độ. Ở Việt Nam là những tượng khoả thân ở các nhà mồ Tây Nguyên, hoặc các bức tượng phù điêu tại các thánh địa Chàm. Rõ ràng tôn giáo Hindu tôn vinh sự phồn thực.
Năm 1910, danh hoạ Léger đã vẽ bức Khoả thân trong rừng nổi tiếng. Bức tranh xử lý thiên nhiên bằng khối trụ, khối nón, khối cầu đã tạo nên một bố cục mạnh mẽ và hết sức mới mẻ. Các nghệ sĩ phương Tây trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã có nhiều tác phẩm đẹp, nhưng vẫn không bằng những bậc đàn anh đi trước. Những hoạ sĩ tài năng về tranh nuy giai đoạn này có thể kể đến như: Hornyak, Allison, Bacon...
Tại Châu Á, hoạ sĩ Nhật Bản Utamaro Kitagawa (1753-1806) với bức Những người mò trai được xem là người tiên phong cho nghệ thuật vẽ tranh khoả thân ở châu lục này. Hoạ sĩ Trung Hoa Lâm Dung rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân bằng bút pháp thuỷ mạc. Nhìn chung, các nghệ sĩ Châu Á có lối tạo hình khoả thân rất mềm mại, kín đáo và mang tính triết lý ẩn dụ cao.
Ở Việt Nam , 2 hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và Bùi Xuân Phái cũng được xem là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nguyễn Phan Chánh có bức lụa Trăng tỏ rất nổi tiếng. Miền Nam trước đây thì có hoạ sĩ Văn Đen, hoạ sĩ Rừng ... Vài thập niên gần đây thì có hoạ sĩ Thành Chương, Đỗ Quang Em, Nguyễn Quân, cố hoạ sĩ Bửu Chỉ... cũng rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh nuy.
Theo Lê Tấn Quỳnh - (DT)
Các tác phẩm nghệ thuật
thời phục hưng
PHỤ LỤC:
Phục Hưng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phục Hưng (tiếng Ý: Rinascimento, từ ri- "lần
nữa" và nascere "được sinh ra")[1] là một
phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và
sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu.
Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời kỳ lịch sử, mặc
dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở khắp châu Âu, đây là cách sử dụng
thông dụng của thuật ngữ.
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng
ban đầu vào năm 1550 để
chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa học bắt đầu
tại Ý vào thế kỷ 13. Sau đó, thuật ngữ Renaissance được Jules Michelet dùng
trong tiếng Pháp và nhà sử học Thụy SĩJacob Burckhardt phát
triển (khoảng những năm 1860). Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một
là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào
trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa
đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung. Như vậy
Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là
sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển
Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây
và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung.
Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng, hay Phục Hưng, là
thuật ngữ tương đương với khái niệm này.
Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự
hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính
là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ
nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học,
tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...).
Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của
các nhà thơ người Ý của thế kỷ 14 như Francesco Petrarca, người thông qua các nghiên
cứu rộng lớn về các nhà văn thời kỳ Cổ đại và với Chủ nghĩa Cá nhân của ông đã
cổ động cho niềm tin về giá trị của sự đào tạo nhân văn và ủng hộ cho việc
nghiêm cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử và triết học bên
ngoài quan hệ với tôn giáo.
Ảnh hưởng của những học giả nói tiếng Hy Lạp cũng rất đáng kể. Một số học
giả đến Ý trong thế kỷ 13 và
thế kỷ 14 từ Đế quốc Đông La Mã. Đặc biệt là sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục kinh đô Constantinopolis vào
năm 1453 thì
càng có nhiều học giả đến Venezia (tiếng Anh:Venice)
và những thành phố Ý khác, những người đã mang theo kiến thức về nền văn hóa thời
Cổ đại đã được lưu trữ gần 1.000 năm trong Đế quốc Đông La Mã sau khi Đế quốc Tây La Mã suy tàn. Cho đến
năm 1400 các
tác gia Homer, Herodotos, Platon và Aristoteles vẫn
còn được rất nhiều người nhắc đến trong Đế quốc Đông La Mã. Một vài năm trước
khi Đế quốc Đông La Mã sụp đổ, Giovanni Aurispa đã đến
kinh đô Constantinopolis và mang về Ý trên 200 bản viết tay các tác phẩm văn học
ngoại đạo.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ
đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống
của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá
nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng
là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật.
Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita,
theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ, đã có từ Giorgio Vasari, người đã viết
một trong những tác phẩm miêu tả các nhà nghệ thuật Phục Hưng quan trọng nhất.
Vasari chia sự phát triển của nghệ thuật ra làm 3 thời kỳ:
1. Thời kỳ rực rỡ
của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
2. Thời kỳ suy
tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
3. Thời kỳ hồi
sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ Trung cổ từ khoảng
năm 1250.
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó
có Arnolfo di Cambio, Nicolò Pisano, Cimabue hay Giotto di
Bondone, ngay từ nửa sau của thế kỷ 13, "trong những thời
kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho những người tài giỏi đi sau con đường dẫn đến
hoàn mỹ".
Nghệ thuật
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là
những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di
Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời
kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn
lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên
tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật
Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ
Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt
được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong
những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì
các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo.
Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các
miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại
của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là
các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ
đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về
kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ
thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải
cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại
một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm
gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc
ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của
cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và
tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người
trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc.
Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương
pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học.
Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt
là Phục Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn
1.
Sơ Phục Hưng (tiếng Anh: Early
Renaissance)
2.
Thịnh Phục Hưng (tiếng Anh: High
Renaissance)
3.
Hậu Phục Hưng hay Mannerism
Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ
khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ
thành phố Firenze (tiếng
Anh: Florence) với những bức tượng của Donatello,
tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công trình xây dựng của
Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của
thời kỳ Phục Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này
là thành phố Roma của
giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở
Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da
Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng
như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer.
Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng
nghệ thuật khác nhau. Mannerism có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình
dáng của Phục Hưng (thí dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn
cong trong một cử động mạnh). Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần
chuyển sang phong cách Baroque.
Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn
ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần
Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội
họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục
Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng
thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và
điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong
cách cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của
Phục Hưng hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện
đầy đặn và mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của phong cách Baroque. Phong
cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng
mang sắc thái dân tộc.
Các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ Phục
Hưng
- Lorenzo Ghiberti (1381–1455)
- Donatello (1386–1466)
- Fra Angelico (1387–1455)
- Paolo Uccello (1397–1475)
- Hans Multscher (ca.
1400–1467)
- Masaccio (1401–1428)
- Leone Battista Alberti (1404–1472)
- Andrea Mantegna (1431–1506)
- Andrea del
Verrocchio (1436–1488)
- Israhel van
Meckenem Trẻ (1440/45–1503)
- Donato Bramante (ca.
1444–1514)
- Sandro Botticelli (1444/1445–1510)
- Giuliano da
Sangallo (1445–1516)
- Domenico
Ghirlandaio (1449–1494)
- Pietro Perugino (ca.
1448–1523)
- Leonardo da Vinci (1452–1519)
- Luca Signorelli (ca.
1450–1523)
- Andrea Sansovino (1460–1529)
- Hans Holbein Già (khoảng
1465–1524)
- Albrecht Dürer (1471–1528)
- Hans Dürer
- Stanisław
Samostrzelnik
- Eberhard
Rosemberger
- Francesco
Florentino
- Lucas Cranach Già (1472–1553)
- Fra Bartolommeo (1474–1517)
- Michelangelo
Buonarroti (1475–1564)
- Tiziano Vecellio (1477–1576)
- Giorgione (khoảng
1477–1510)
- Hans Burgkmair Già (1473
- 1531)
- Albrecht Altdorfer (1480–1538)
- Raffaello (1483–1520)
- Antonio da Sangallo (1485–1546)
- Andrea del Sarto (1486–1531)
- Jacopo Sansovino (1486–1570)
- Correggio (1489–1534)
- Lucas von Leyden (1494–1533)
- Hans Holbein Trẻ (khoảng
1497–1543)
- Heinrich Aldegrever (1502–1555/61)
- Parmigianino (1503–1540)
- Lucas Cranach Trẻ (1515–1586)
- Tintoretto (1518–1594)
- Pieter Bruegel Già (khoảng
1525–1569)
- Santi Gucci (1530-1600)
- Bartolommeo
Berrecci
- Giovanni
Baptista di Quadro
- Bernardo Morando
- Benedykt từ
Sandomierz
Hội họa
Phần lớn các
bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được
vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn
giáo (thí dụ như biểu tượng (tiếng Anh: allegory), huyền thoại anh
hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đại) và chân dung cá nhân của những danh nhân
đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu
tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ.
Chiều sâu của
không gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh.
Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ
diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng
các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hòa và đối xứng được hỗ trợ
bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là
phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Điêu khắc
Các nhà điêu
khắc Phục Hưng sáng tạo nhiều nhất là những tượng đứng và tượng bán thân. Trên
các quảng trường thành phố là các tượng đài kỷ niệm thí dụ như các tượng kỵ sĩ.
Mộ bia cho danh nhân trong và ngoài đạo liên kết tượng cùng với kiến trúc trở
thành một tác phẩm nghệ thuật.
Các nhà điêu
khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Cổ đại khi sáng tác.
Bức tượng được làm mô hình toàn diện, con người được biểu diễn khỏa thân, tư thế
hai chân thường là theo kiểu Contrapposto cổ điển. Các
nghiên cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả lại cơ
thể con người giống như trong thực tế.
Kiến trúc
.
Về nguyên tắc
có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng
hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt
đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ
đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng
Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng
các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như
hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc nhưcột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều
trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn
xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải
được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà
xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được
tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ
hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng
tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật
xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Nói chung khi
nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu
Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên
là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu.
Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại
bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai
xu hướng này được trộn lẫn một phần (thí dụ như lâu đài Heidelberg (Đức)
hay lâu đài tạiWawel, Kraków (Ba Lan),
thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.
Văn học
Tác phẩm La
Divina Commedia (1307 - 1321) của Dante Alighieri;
thư, luận thuyết và thơ của Francesco Petrarca và Il
Decamerone (1353)
khởi đầu cho thời đại Phục Hưng của văn học trongthế kỷ 14.
Bá tước Baldassare Castiglione miêu
tả trong Il Cortegiano (1528) típ lý tưởng của con
người thời Phục Hưng.
Cũng không
nên quên rằng văn học đã phát triển mạnh mẽ sau phát minh in sách của Johannes Gutenberg trong thời kỳ Phục
Hưng.
Các nhà thơ và nhà văn nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục
Hưng bao gồm:
·
Dante Alighieri (1265–1321)
·
Francesco Petrarca (1304–1374)
·
Giovanni Boccaccio (1313–1375)
·
Angelo Poliziano (1454–1494)
·
Ludovico Ariosto (1474–1533)
·
Baldassare Castiglione (1478–1529)
·
Andrzej Krzycki (1482–1537)
·
Pietro Aretino (1492–1556)
·
Torquato Tasso (1544–1595)
·
François Rabelais (1494–1553)
·
Sebastian Brant (1457–1521)
·
Erasmus (khoảng 1466–1536)
·
Thomas Murner (1475–1537)
·
Philipp Melanchthon (1497–1560)
·
Sebastian Franck (1500–1543)
·
Andrzej Frycz Modrzewski (1503–1572)
·
Mikołaj Rej (1505–1569)
·
Łukasz Górnicki (1527–1603)
·
Jan Kochanowski (1530–1584)
Triết học
.
Triết học thời
kỳ Phục Hưng từ bỏ tư tưởng Triết học kinh viện (tiếng Anh: Scholasticism)
được Kitô giáo hóa và đặc biệt là hướng về chủ nghĩa duy tâm của Platon. Tất cả các
tác phẩm của Platon đều được dịch ra tiếng La tinh.
Nhiều triết gia thời Phục Hưng theo chủ nghĩa Platon mới (tiếng
Anh: Neoplatonism) được phổ biến bởi Marsilio Ficino và Giovanni Pico
della Mirandola. Một phương hướng triết học lớn của thời kỳ Phục
Hưng là chủ nghĩa Nhân văn (tiếng
Anh: Humanism). Đại diện cho tư tưởng nhân văn, ngoài những triết
gia khác, là:
·
Coluccio Salutati (1331-1406)
·
Erasmus (1466–1536)
·
Niccolò Machiavelli (1469–1527)
·
Thomas Morus (1478–1535)
·
William Shakespeare(1564-1616)
Âm nhạc
Đầu
tiên, trường phái âm
nhạc Hà Lan chiếm lĩnh ưu thế trong âm nhạc Phục Hưng, bắt đầu
từ giữa thế kỷ 16 nhiều thúc đẩy cơ bản đến từ Ý, đặc biệt là các
trường phái soạn nhạc nhưFlorentine Camerata, trường phái soạn
nhạc Roma và trường phái soạn
nhạc Venezia.
Một số nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng:
·
Guillaume Dufay (1400–1474)
·
Johannes Ockeghem (1425–1497)
·
Josquin Desprez (1440–1505)
·
Heinrich Isaac (1450–1517)
·
Jacob Obrecht (1450–1505)
·
Paul Hofhaimer (1459–1537)
·
Mateu Fletxa el Vell (1481-1553)
·
Ludwig Senfl (1486–1543)
·
Thomas Tallis (1505–1585)
·
Hans Neusiedler (1508–1563)
·
Giovanni da Palestrina (khoảng
1525–1594)
·
Orlando di Lasso (1532–1594)
Tham khảo
·
Jakob Burckhardt: Die
Kultur der Renaissance in Italien (Văn hóa Phục Hưng tại Ý -1860). 2.
Auflage Leipzig 1869.
·
Hubert Janitschek: Die Gesellschaft
der Renaissance in Italien und die Kunst. (Xã hội Phục Hưng tại Ý và
nghệ thuật) Stuttgart 1879.
·
S. Harrison Thomson: Das Zeitalter der
Renaissance. Von Petrarca bis Erasmus. (Thời kỳ Phục Hưng. Từ Petrarce đến
Eramus) Zürich 1969
·
Heinrich Wölfflin: Die
klassische Kunst. (Nghệ thuật cổ điển) München 1898.
·
Johan Huizinga: Das
Problem der Renaissance. (Vấn đề của thời kỳ Phục Hưng) Tübingen 1953.
·
Walter Paatz: Die Kunst der
Renaissance in Italien. (Nghệ thuật Phục Hưng tại Ý) Stuttgart 1953.
·
André Chastel: Italienische
Renaissance. (Phục Hưng Ý) München 1965.
·
André Chastel: Der Mythos der
Renaissance. (Thần thoại Phục Hưng) Genf 1969.
·
Georg Kauffmann: Die
Kunst des 16. Jahrhunderts. (Nghệ thuật của thế kỷ 16) 1970.
·
Jan Bialostocki: Spätmittelalter
und beginnende Neuzeit. (Hậu Trung cổ và bắt đầu của thời kỳ Hiện đại)
1972.
·
Paul Oskar Kristeller: Humanismus
und Renaissance. (Chủ nghĩa Nhân văn và Phục Hưng) 2 Bände. München
1976–1980.
·
Richard Mackenney: Renaissances: The
cultures of Italy, ca. 1300–ca. 1600, Basingstoke: Palgrave Macmillan
2005.
·
Manfred Wundram: Renaissance. München
1978
·
Erwin Panofsky: Die
Renaissancen der europäischen Kunst. (Phục Hưng của nghệ thuật châu
Âu) Frankfurt am Main 1979.
·
Leonid M. Batkin: Die historische
Gesamtheit der italienischen Renaissance. (Lịch sử toàn phần Phục Hưng
Ý) Dresden 1979.
·
Denys Hay: Die Renaissance. Die
Rückwendung zur Antike. (Phục Hưng: Quay về thời kỳ Cổ đại) München
1980.
·
Edgar Wind: Heidnische
Mysterien in der Renaissance. (Những điều huyền bí ngoại đạo thời kỳ
Phục Hưng) Frankfurt am Main 1981.
·
Ludwig H. Heydenreich: Studien zur
Architektur der Renaissance. (Nghiên cứu về kiến trúc Phục Hưng)
München 1981.
·
Ernst Hans Gombrich: Die
Kunst der Renaissance I–IV. (Nghệ thuật Phục Hưng I-IV) Stuttgart
1985–1988.
·
Michael Jäger: Die Theorie des
Schönen in der italienischen Renaissance. (Lý thuyết về đẹp trong Phục
Hưng Ý) Köln 1990.
·
Peter Burke: Die
europäische Renaissance. Zentren und Peripherien. (Phục Hưng châu Âu.
Các trung tâm và ngoại vi) München 1998.
·
Boris von Brauchitsch: Renaissance. DuMont
Verlag Köln 1999
Đọc thêm
Sách
·
Brotton, Jerry. The Renaissance: A
Very Short Introduction (2006) excerpt
and text search
·
Burckhardt, Jacob The
Civilization of the Renaissance in Italy (1860), a famous
classic; excerpt
and text search 2007 edition; also complete
text online
·
Burke, P, The European Renaissance:
Centre and Peripheries ISBN
0-631-19845-8
·
Cronin, Vincent (1967), The
Florentine Renaissance ISBN 0002112620
·
Cronin, Vincent1969), The
Flowering of the Renaissance, ISBN 0712698841
·
Cronin, Vincent(1992), The
Renaissance, ISBN 0002154110
·
Cambridge Modern History, Vol.
1. The Renaissance (1903), older atticles by scholars complete
text online
·
Campbell, Gordon. The Oxford
Dictionary of the Renaissance. (2003). 862 pp. online at OUP
·
Ergang, Robert (1967), The
Renaissance, ISBN
0-442-02319-7
·
Ferguson, Wallace K. (1962), Europe in
Transition, 1300–1500, ISBN
0-04-940008-8
·
Fletcher, Stella. The Longman
Companion to Renaissance Europe, 1390-1530. (2000). 347 pp.
·
Grendler, Paul F., ed. The
Renaissance: An Encyclopedia for Students. (2003). 970 pp.
·
Grendler, Paul F. "The Future of
Sixteenth Century Studies: Renaissance and Reformation Scholarship in the Next
Forty Years," Sixteenth Century Journal Spring 2009, Vol.
40 Issue 1, pp 182+
·
Hale, John. The Civilization of
Europe in the Renaissance. (1994). 648 pp.; a magistral survey,
heavily illustrated excerpt
and text search
·
Hall, Bert S. Weapons and Warfare in
Renaissance Europe: Gunpowder, Technology, and Tactics (2001) excerpt
and text search
·
Haskins, Charles Homer (1927), The
Renaissance of the Twelfth Century, ISBN
0-674-76075-1
·
Hattaway, Michael, ed. A Companion to
English Renaissance Literature and Culture. (2000). 747 pp.
·
Huizinga, Johan (1924), The Waning of
the Middle Ages, republished in 1990 ISBN
0-14-013702-5
·
Jensen, De Lamar (1992), Renaissance
Europe, ISBN
0-395-88947-2
·
Johnson, Paul. The Renaissance: A
Short History. (2000). 197 pp. excerpt
and text search
·
King, Margaret L. Women of the
Renaissance (1991) excerpt
and text search
·
Kristeller, Paul Oskar, and Michael
Mooney. Renaissance Thought and its Sources (1979) excerpt
and text search
·
Lopez, Robert S. (1952), Hard Times
and Investment in Culture
·
Nauert, Charles G. Historical
Dictionary of the Renaissance. (2004). 541 pp.
·
Patrick, James A., ed. Renaissance
and Reformation (5 vol 2007), 1584 pages; comprehensive encyclopedia
·
Plumb, J. H. The Italian Renaissance (2001) excerpt
and text search
·
Robin, Diana; Larsen, Anne R.; and Levin,
Carole, eds. Encyclopedia of Women in the Renaissance: Italy, France,
and England (2007) 459p.
·
Rowse, A. L. The Elizabethan
Renaissance: The Life of the Society (2000) excerpt
and text search
·
Ruggiero, Guido, ed. A Companion to
the Worlds of the Renaissance. (2002). 561 pp.
·
Rundle, David, ed. The Hutchinson
Encyclopedia of the Renaissance. (1999). 434 pp.; numerous brief
articles online
edition
·
Speake, Jennifer and Thomas G. Bergin,
eds. Encyclopedia of the Renaissance and the Reformation. (2004).
550 pp.
·
Starn, Randolph. "A Postmodern
Renaissance?" Renaissance Quarterly 2007 60(1): 1-24
·
Stephens, John, The Italian
Renaissance: The Origins of Intellectual and Artistic Change before the
Renaissance ISBN
0-582-49337-4
·
Strathern, Paul (2003), The
Medici: Godfathers of the Renaissance, ISBN 1844130983
·
Thorndike, Lynn (1943)
'Renaissance or Prenaissance?' in "Some Remarks on the Question of the
Originality of the Renaissance", Journal
of the History of Ideas Vol. 4, No. 1, Jan. 1943
·
Trivellato, Francesca. "Renaissance
Italy and the Muslim Mediterranean in Recent Historical Work," Journal
of Modern History (March 2010), Vol. 82, No. 1: 127-155.
·
Turner, Richard N. Renaissance
Florence (2005) excerpt
and text search
·
Weiss, Roberto (1969) The
Renaissance Discovery of Classical Antiquity, ISBN
1-597-40150-1
·
Werkmeister, William H.
[editor] (1959). Facets of the Renaissance. Los Angeles: University of Southern California Press.
Nguồn sơ cấp
·
Ross, James Bruce, and Mary M. McLaughlin,
eds. The Portable Renaissance Reader (1977) excerpt
and text search
Chú thích
Liên kết ngoài
Wikimedia
Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Phục
Hưng.
Wikisource tiếng
Việt có toàn văn tác phẩm về:
·
Văn học Phục
Hưng châu Âu - Giáo trình Đại học Cần Thơ
·
Ancient and
Renaissance women by Dr. Deborah Vess
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét