Những mỹ nhân "nghiêng nước, đổ thành" châu Á thời cổ đại
... và cảm nhận vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa.
1.Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Trong
lịch sử Trung Hoa, có 4 người con gái được mệnh danh là “Tứ đại mỹ
nhân” - có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước và
làm thay đổi lịch sử. Họ chính là: Tây Thi - vẻ đẹp “trầm ngư” (Cá chìm
sâu dưới nước), Vương Chiêu Quân - vẻ đẹp “lạc nhạn” (Chim nhạn sa
xuống đất), Điêu Thuyền - vẻ “bế nguyệt” (Mặt trăng cũng phải xấu hổ mà
giấu mình đi), Dương Quý Phi - vẻ “tu hoa” (Hoa cũng phải e thẹn, xấu
hổ). Tuy nhiên, số phận của họ đều kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là
bí ẩn đối với lịch sử.
Tranh vẽ tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.
(Từ trái qua phải: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi).
Tây
Thi, tên thật là Thi Di Quang, con gái của một tiều phu. Nàng xinh đẹp
đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Truyện kể
rằng, khi nàng giặt quần áo bên bờ suối, bóng nàng in xuống nước làm cá
say mê quên cả bơi, từ từ lặn xuống sông. Vì thế, người ta gọi nàng là
“Tây Thi trầm ngư”. Sắc đẹp của nàng chính là nguyên nhân dẫn tới việc
vua Phù Sai của nước Ngô chìm đắm trong sa hoa, hưởng lạc, bỏ bê triều
chính. Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một "yêu nữ"
khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt (một nước chư hầu
đời nhà Chu - Trung Quốc) , nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình
ra cứu nguy xã tắc.
Tranh vẽ nàng Tây Thi.
Chiêu
Quân có sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (Chim nhạn sa xuống đất), câu
chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biến của thi ca, nghệ
thuật. Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, góp
phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Nhờ tiếng
đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và
dàn xếp cho gặp Hán vương, cuối cùng nàng được phong làm Tây Cung. Nhưng
sau đó, để cứu nguy cho nước nhà, Chiêu Quân đã bị cống nạp cho Hung
Nô. Trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng lao mình
xuống sông Hắc Thủy. Cái chết của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên
chúa (vua Hung Nô), ngậm ngùi thương tiếc.
Tranh vẽ nàng Chiêu Quân.
Ai
từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ không quên được nhân vật Điêu
Thuyền, có nhan sắc tuyệt trần ví như “bế nguyệt” (Trăng cũng phải xấu
hổ mà giấu mình đi). Hình tượng Điêu Thuyền xuất hiện trong tiểu thuyết
là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả
Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác.
Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra
sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích đã giết
luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền.
Tranh vẽ Điêu Thuyền.
Dương
Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Sắc đẹp của nàng làm
“nghiêng nước, đổ thành”, khiến vua Ðường đắm đuối yêu thương, bỏ mặc
việc triều chính cho gian thần Lý Lâm Phủ trông coi. Sau này, tướng sĩ
bức bách buộc vua phải thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua.
Lương thực hết, quân sĩ bất mãn, gặp bước đường cùng, vua Ðường phải
đành lòng hy sinh "người đẹp khuynh nước, khuynh thành”.
Tranh vẽ Dương Quý Phi.
Tuy
vậy, theo những gì sử sách còn chép lại, Vương Chiêu Quân và Điêu
Thuyền là những nhân vật hư cấu, không có thật, nhưng sắc đẹp của “Tứ
đại mỹ nhân” Trung Quốc vẫn được nhắc đến như một chuẩn mực cho nét đẹp
phương Đông.
2.Nene - Nhật Bản
Nene
là một phụ nữ quý tộc ở thời đại Senguku và thời đại Edo trong lịch sử
Nhật Bản. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp, thông minh và việc bà kết hôn
Toyotomi Hydeyoshi.
Bà
là con gái của Sugihara Sadatoshi. Khoảng năm 1561, bà cưới Toyotomi
Hydeyoshi - người sau này trở thành một trong ba người thống nhất Nhật
Bản. Nene là một trong những người được Toyotomi Hydeyoshi sủng ái. Đây
là cuộc hôn nhân hạnh phúc, mặc dù do cha mẹ sắp đặt và cả hai vẫn còn
chưa thành niên khi kết hôn.
Hình ảnh Nene trong lịch sử Nhật Bản.
Nene
đã được biết đến là một người phụ nữ xinh đẹp và thông minh, bà thường
đưa ra lời khuyên cho Hideyoshi trong các vấn đề chính trị, quản lý. Khi
Hideyoshi bãi bỏ việc miễn thuế cho cư dân sống tại các trụ sở của mình
ở Nagahama nhưng sau đó bội ước, không cho dân chúng được hưởng ưu đãi
thuế đặc biệt, Nene kêu gọi ông trở lại làm việc miễn trừ và ông đã làm
theo. Đối với người dân Nhật Bản, Nene là hình mẫu lý tưởng về “công -
dung - ngôn - hạnh”.
3. "Tứ đại mỹ nhân" Hà Thành
Vào
giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người dân Hà Thành thường nhắc đến “Tứ
đại mỹ nhân” Hà thành gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga
Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi
tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm,
học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình. Họ có nhan sắc
trời cho nhưng lại chịu những kết cục buồn của số phận.
Tứ đại mỹ nhân nức danh Hà Nội một thời.
Bị
ảnh hưởng không ít từ các nền văn hóa ngoại quốc trong suốt hàng nghìn
năm bị đô hộ, song phụ nữ Việt Nam vẫn giữ gìn được nét đẹp vốn rất
riêng mà hiếm quốc gia nào có được. Kín đáo, đoan trang mà vẫn toát lên
vẻ đẹp đầy hấp dẫn, nét đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa khiến
các nước lân bang khi đó phải thầm khen ngợi và nể phục. Những nét đẹp
hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn với những đức tính truyền thống tạo nên
dáng vẻ và tính cách mang ý nghĩa với bản chất thuần Việt, tiêu biểu cho
các tầng lớp phụ nữ Á Đông.
Áo
yếm, nón quai thao, là trang phục truyền thống trong đời sống thôn quê
Bắc bộ với vẻ đẹp chân quê, mộc mạc. Áo yếm được cho là xuất hiện đầu
tiên dưới thời Lý (thế kỷ 12).
Hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời.
Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục áo dài truyền thống.