Trang

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ



                                                               Nếu như ngày đó
                                                              Ta không gặp nhau
                                                              Thì chắc nay đã không âu sầu




                                                           Tình đến tình đi có nghĩa gì
                                                           Vấn vương đau khổ lắm sầu bi
                                                           Trời mang một kiếp người cam chịu
                                                           Sống hết kiếp này sẽ quên đi


                                    
                                                       Người như tranh vẽ không màu mực
                                                      Một mảnh toan căng giữa cõi trần
                                                     Tạo hóa vì ai mà chăm chút
                                                     Để chùm hoa nở giữa sắc xuân




                                                          Nụ hồng trao tặng anh yêu
                                                         Ửng hồng lưu luyến mỹ miều tình tôi
                                                         Dáng xưa giờ đã xa rồi
                                                         Chiều nay rỉ rả mưa rơi nặng lòng

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Những mỹ nhân "nghiêng nước, đổ thành" châu Á thời cổ đại



Những mỹ nhân "nghiêng nước, đổ thành" châu Á thời cổ đại


... và cảm nhận vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa.
1.Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa, có 4 người con gái được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” - có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước và làm thay đổi lịch sử. Họ chính là: Tây Thi - vẻ đẹp “trầm ngư” (Cá chìm sâu dưới nước), Vương Chiêu Quân - vẻ đẹp “lạc nhạn” (Chim nhạn sa xuống đất), Điêu Thuyền - vẻ “bế nguyệt” (Mặt trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi), Dương Quý Phi - vẻ “tu hoa” (Hoa cũng phải e thẹn, xấu hổ). Tuy nhiên, số phận của họ đều kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn đối với lịch sử.

 Tranh vẽ tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. 
(Từ trái qua phải: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi).

Tây Thi, tên thật là Thi Di Quang, con gái của một tiều phu. Nàng xinh đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Truyện kể rằng, khi nàng giặt quần áo bên bờ suối, bóng nàng in xuống nước làm cá say mê quên cả bơi, từ từ lặn xuống sông. Vì thế, người ta gọi nàng là “Tây Thi trầm ngư”. Sắc đẹp của nàng chính là nguyên nhân dẫn tới việc vua Phù Sai của nước Ngô chìm đắm trong sa hoa, hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một "yêu nữ" khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt (một nước chư hầu đời nhà Chu - Trung Quốc) , nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc.

Tranh vẽ nàng Tây Thi.

Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (Chim nhạn sa xuống đất), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biến của thi ca, nghệ thuật. Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và dàn xếp cho gặp Hán vương, cuối cùng nàng được phong làm Tây Cung. Nhưng sau đó, để cứu nguy cho nước nhà, Chiêu Quân đã bị cống nạp cho Hung Nô. Trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng lao mình xuống sông Hắc Thủy. Cái chết của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên chúa (vua Hung Nô), ngậm ngùi thương tiếc.

Tranh vẽ nàng Chiêu Quân.

Ai từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ không quên được nhân vật Điêu Thuyền, có nhan sắc tuyệt trần ví như “bế nguyệt” (Trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Hình tượng Điêu Thuyền xuất hiện trong tiểu thuyết là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích đã giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền.

Tranh vẽ Điêu Thuyền.

Dương Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Sắc đẹp của nàng làm “nghiêng nước, đổ thành”, khiến vua Ðường đắm đuối yêu thương, bỏ mặc việc triều chính cho gian thần Lý Lâm Phủ trông coi. Sau này, tướng sĩ bức bách buộc vua phải thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Lương thực hết, quân sĩ bất mãn, gặp bước đường cùng, vua Ðường phải đành lòng hy sinh "người đẹp khuynh nước, khuynh thành”.

Tranh vẽ Dương Quý Phi.

Tuy vậy, theo những gì sử sách còn chép lại, Vương Chiêu Quân và Điêu Thuyền là những nhân vật hư cấu, không có thật, nhưng sắc đẹp của “Tứ đại mỹ nhân” Trung Quốc vẫn được nhắc đến như một chuẩn mực cho nét đẹp phương Đông.

2.Nene - Nhật Bản

Nene là một phụ nữ quý tộc ở thời đại Senguku và thời đại Edo trong lịch sử Nhật Bản. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp, thông minh và việc bà kết hôn Toyotomi Hydeyoshi.

Bà là con gái của Sugihara Sadatoshi. Khoảng năm 1561, bà cưới Toyotomi Hydeyoshi - người sau này trở thành một trong ba người thống nhất Nhật Bản. Nene là một trong những người được Toyotomi Hydeyoshi sủng ái. Đây là cuộc hôn nhân hạnh phúc, mặc dù do cha mẹ sắp đặt và cả hai vẫn còn chưa thành niên khi kết hôn.

Hình ảnh Nene trong lịch sử Nhật Bản.

Nene đã được biết đến là một người phụ nữ xinh đẹp và thông minh, bà thường đưa ra lời khuyên cho Hideyoshi trong các vấn đề chính trị, quản lý. Khi Hideyoshi bãi bỏ việc miễn thuế cho cư dân sống tại các trụ sở của mình ở Nagahama nhưng sau đó bội ước, không cho dân chúng được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt, Nene kêu gọi ông trở lại làm việc miễn trừ và ông đã làm theo. Đối với người dân Nhật Bản, Nene là hình mẫu lý tưởng về “công - dung - ngôn - hạnh”.

3. "Tứ đại mỹ nhân" Hà Thành

Vào giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người dân Hà Thành thường nhắc đến “Tứ đại mỹ nhân” Hà thành gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm, học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình. Họ có nhan sắc trời cho nhưng lại chịu những kết cục buồn của số phận.

Tứ đại mỹ nhân nức danh Hà Nội một thời.

Bị ảnh hưởng không ít từ các nền văn hóa ngoại quốc trong suốt hàng nghìn năm bị đô hộ, song phụ nữ Việt Nam vẫn giữ gìn được nét đẹp vốn rất riêng mà hiếm quốc gia nào có được. Kín đáo, đoan trang mà vẫn toát lên vẻ đẹp đầy hấp dẫn, nét đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa khiến các nước lân bang khi đó phải thầm khen ngợi và nể phục. Những nét đẹp hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn với những đức tính truyền thống tạo nên dáng vẻ và tính cách mang ý nghĩa với bản chất thuần Việt, tiêu biểu cho các tầng lớp phụ nữ Á Đông.

Áo yếm, nón quai thao, là trang phục truyền thống trong đời sống thôn quê Bắc bộ với vẻ đẹp chân quê, mộc mạc. Áo yếm được cho là xuất hiện đầu tiên dưới thời Lý (thế kỷ 12).

Hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời.

 Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục áo dài truyền thống.






Nét đẹp của nữ giới phương Tây theo dòng lịch sử



Nét đẹp của nữ giới phương Tây

theo dòng lịch sử


Ngắm nghía và tìm hiểu chuẩn mực nét đẹp của "một nửa thế giới" qua từng thời kỳ các bạn nhé!
Khác với người châu Á, quan điểm về cái đẹp người phương Tây hướng đến vẻ đầy đặn, căng tràn sức sống của người phụ nữ chứ không đơn thuần là một gương mặt khả ái. So sánh một cô nàng mảnh khảnh với một cô nàng hơi mũm mĩm một chút, người phương Tây sẽ luôn ngả về vế thứ 2 vì cho rằng đó mới là cội nguồn của sự quyến rũ.

Tuy không thể phủ nhận nét đẹp chết người từ “thân hình đồng hồ cát” của những cô gái may mắn song đối với người phương Tây, cái đẹp phải là sự hài hòa của hai khía cạnh: khuôn mặt và cơ thể. Một gương mặt xinh xắn nhưng đi kèm là thân hình quá gầy chắc chắn sẽ không phải là mẫu người lý tưởng của các chàng trai.

Hôm nay, chúng ta cùng điểm qua những người phụ nữ đẹp, đại diện cho từng thời kỳ để thấy được điều đó nhé!

Thời kỳ Phục Hưng - Thế kỷ 15

Chân dung nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci.

Vẻ đẹp tròn trịa có phần hơi bí ẩn đã khiến giới chuyên môn tốn biết bao giấy mực về quý bà này. Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy rằng người phụ nữ trong tranh không có lông mày. Theo nghiên cứu lịch sử, vào thời kỳ Phục Hưng, đó là một trong những xu hướng thời trang được yêu thích nhất.

Thời đại của nữ hoàng Elizabeth - Thế kỷ 16

Chân dung Bianca Cappello (1548-1587) - người phụ nữ nổi tiếng với vẻ đẹp của sự phúc hậu, đằm thắm.

Trong bức tranh này, ta tiếp tục thấy được “sự lên ngôi” của nét đẹp tròn trịa đối với người phụ nữ thời kỳ đó.

Thời kỳ quá độ - Thế kỷ 18

"The Reader", một bức tranh của danh họa Fragonard năm 1776.

Vào thời kỳ đó, người phụ nữ đẹp là người có vẻ gợi cảm toát lên từ những đường cong mềm mại cùng một thân hình đầy đặn.

Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (1890 - 1910)

Nữ diễn viên người Bỉ - Camille Clifford được coi là đại diện vẻ đẹp thế kỷ XX.

Phong cách quý bà với những bộ váy nhẹ nhàng, kiểu tóc bới cao thanh thoát được tôn vinh trong thời kỳ này. Các điểm nhấn trên khuôn mặt: cánh mũi hẹp, làn môi mỏng cùng thân hình thon gọn hơn mới chính là điểm nhấn và là tiêu chuẩn của các cô gái quý tộc.

Thời đại huy hoàng của nhạc Jazz - năm 1920

Nita Naldi, một trong những ngôi sao thành công nhất của thể loại phim câm những năm 1920 cũng được xem là biểu tượng của sắc đẹp khi sở hữu đôi môi mọng gợi cảm, đôi lông mày đậm cùng cặp mắt biết nói.

Thời kỳ suy thoái - năm 1930

Bette Davis, một biểu tượng cho vẻ đẹp của Mỹ năm 1930.

Hình ảnh người phụ nữ thời đại mới

Thoát khỏi những bộ trang phục thùng thình, váy dài đến mắt cá chân và tóc búi cao bồng bềnh, người phụ nữ của thời đại mới “thoáng” hơn trong cách ăn mặc, tự tin khoe những đường cong cuốn hút.

Sau những năm chiến tranh 1940

Quan sát bức ảnh trên, ta dễ dàng hiểu được tại sao nữ diễn viên, vũ công và ca sĩ Mỹ - Betty Grables lại được coi là biểu tượng sắc đẹp một thời. Cô tự tin khoe ra những đường cong trời phú cùng một thân hình tràn đầy sức sống, nụ cười rạng rỡ kiêu sa. Betty Grables từng sở hữu rất nhiều biệt danh trong sự nghiệp của mình như: “cô gái với đôi chân triệu đô”, “nữ hoàng nhạc kịch Hollywood”…

Thời kỳ khôi phục - năm 1950

Marilyn Monroe - Huyền thoại sắc đẹp của mọi thời đại, đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ những năm 50 với nụ cười ngọt ngào, cuốn hút, ánh mắt "đong đưa" đầy xúc cảm.

Marilyn Monroe là hiện thân của sự quyến rũ “rất Hollywood” với vẻ đẹp gợi cảm làm rung động biết bao người hâm mộ trên toàn thế giới. Cô được mệnh danh là người phụ nữ gợi cảm nhất thế kỷ, trở thành hình tượng của hàng triệu cô gái trên khắp hành tinh.

Xã hội biến động - năm 1960

Đôi mắt to tròn, vóc người mảnh dẻ và nét ngây thơ đáng yêu, đó là những gì còn đọng lại trong lòng người hâm mộ khi nhắc đến cái tên Twiggy, biểu tượng phong cách một thời những năm 1960. Bà là huyền thoại sống mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho những nhà thiết kế nổi tiếng, “nàng thơ” của làng thời trang mọi thời đại.

Twiggy tên thật là Leslie Hornby, người có nghệ danh đáng yêu như chú vịt vàng Tweety đã trở thành siêu mẫu khi còn rất trẻ, là đại diện cho nét đẹp của thời kỳ này. Cả thế giới như ngây ngất trước vẻ đẹp của đôi mắt to tròn, ngây thơ nhưng lại mang một phong cách mạnh mẽ mà người phụ nữ này sở hữu.

Tuy vậy, từ thập kỷ 70 trở đi, chuẩn mực “đẹp” của người phụ nữ phương Tây lại một lần nữa thay đổi. Hãy cùng chúng tớ xem những hình ảnh dưới đây và cảm nhận nhé!

Năm 1970

Nữ diễn viên người Anh Farrah Fawcett (thủ vai nữ chính trong bộ phim “Thiên thần của Charlie”) được bình chọn là người phụ nữ có thân hình gợi cảm nhất thập kỷ 70. Sở hữu khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt xanh lôi cuốn, nữ minh tinh Farrah Fawcett còn được biết tới như một trong những gương mặt quảng cáo đắt giá nhất.

Những năm thịnh vượng 1980

Cindy Crawford - siêu mẫu người Mỹ, nổi tiếng với nốt ruồi quyến rũ ngay mép trên môi phải của cô ấy. Cindy là một trong số những người mẫu đẹp và nổi tiếng nhất của thập niên 80 cùng với các tên tuổi lớn như Claudia Schiffer, Naomi Campbell, Christy Turlington, Kate Moss…

Công cuộc toàn cầu hóa - 1990

Kể từ khi bước chân vào làng thời trang tới nay, siêu mẫu Kate Moss luôn được coi là một trong những cái tên sáng giá nhất.

Cô được nhiều người ngưỡng mộ, trở thành tâm điểm của các hãng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Thậm chí, siêu mẫu Kate Moss còn đang sở hữu kỷ lục là người xuất hiện nhiều nhất trên trang bìa của tạp chí thời trang hàng đầu Vogue trong suốt 17 năm. Tuy nhiên, từng có một khoảng thời gian cái tên cô gần như bị xóa sổ khỏi các sự kiện thời trang hàng đầu vì scandal với ma túy cùng thân hình "cò hương" đến đáng sợ.

Sau một thời gian vật lộn với khó khăn trong cuộc sống, sự trở lại lần này của siêu mẫu Kate Moss được mong chờ hơn bao giờ hết. Cô tiếp tục xuất hiện dày đặc trên tạp chí Vogue, nhưng thay vào nét đẹp sexy khi xưa là sự quyến rũ, kiêu sa của một quý bà.

Người phụ nữ thế kỉ 21

Người phụ nữ ngày càng chiếm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội. Không đơn thuần chỉ là cái bóng đằng sau những người đàn ông thành đạt, ngày nay, phụ nữ đã chứng tỏ bản lĩnh của mình trên rất nhiều lĩnh vực vốn được “quy kết” dành riêng cho phái mạnh như chính trị, tài chính, ngân hàng, thể thao…

Diễn viên Jessica Alba.


Diễn viên Scarlet Johanson.


Diễn viên Eva Mendess. Cả ba đều được coi là biểu tượng của người phụ nữ thành đạt.

Trong xã hội phát triển ngày nay, phụ nữ ngày càng biết cách chăm sóc bản thân, làm đẹp mình hơn. Một nụ cười tỏa nắng, thân hình đầy đặn cùng sự tự tin chính là “chiếc chìa khóa” mở ra bí quyết trở thành người phụ nữ đẹp.
 

Chuẩn mực vẻ đẹp nam tính của châu Âu qua các thời kỳ


Có một sự thật là phái yếu luôn bị lôi cuốn bởi vẻ nam tính của phái mạnh.
Trong nhiều thế kỷ qua, vẻ đẹp của các quý ông được mô tả trong nhiều loại hình nghệ thuật như điêu khắc, thơ ca, văn học... Tuy nhiên, quan điểm về vẻ đẹp của đấng mày râu qua con mắt của chị em phụ nữ mỗi thời mỗi khác và ít nhiều có sự khác biệt.
Thời kỳ Cổ đại
Trong thế giới cổ đại, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, phương tiện đi lại cũng khá bất tiện như đi bộ, đi ngựa đường dài, đi thuyền… Điều này đòi hỏi người đàn ông phải thực sự dẻo dai, khỏe mạnh với cơ bắp rắn chắc, cơ thể hài hòa cân đối. Bức tượng thần Hermes trông giữ thần Dionysius là tác phẩm điêu khắc duy nhất còn sót lại do 1 trong 6 bậc thầy điêu khắc của Hy Lạp tạo nên. Hermes chính là đại diện cho vẻ đẹp nam giới thời kỳ này.
Bức tượng thần Hermes trông giữ thần Dionysius.
Thời kỳ Cổ đại cũng đánh dấu sự ra đời của Thế vận hội (Đại hội Thể thao Olympic - các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại từ năm 776 TCN cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm đoán vào năm 394). Hình mẫu lý tưởng mà người phụ nữ hướng tới trong giai đoạn này là một người đàn ông có thân hình hoàn hảo, cân đối, đủ sức che chở và bảo vệ cho gia đình.
 Tượng một người đàn ông La Mã.
Thời kỳ Trung cổ
Đây là khoảng thời gian con người sống trong tăm tối, nghèo nàn, đói kém và dịch bệnh. Thời kỳ này, những người nông dân bị đẩy vào hoàn cảnh thiếu thốn, đói ăn, bị ràng buộc bởi các quy tắc của Giáo hội.
Hình thức bên ngoài của người đàn ông trở nên phù phiếm và chẳng mấy ai quan tâm đến việc làm đẹp nữa. Song, quan niệm về vẻ đẹp của nam giới thời kỳ này không hẳn đã biến mất. Những hiệp sĩ thời Trung cổ với thân hình cân đối, bờ vai khỏe mạnh để có thể mang trên mình những bộ áo giáp nặng nề là hình mẫu lý tưởng của các đấng mày râu.
Đến cuối thời này, khi các lãnh chúa thành công trong việc tập trung quyền lực về tay chính phủ, thế lực của giới quý tộc và các hiệp sĩ bị suy yếu. Nhiều thay đổi trong tình hình chiến sự đã khiến những hiệp sĩ mặc áo giáp sắt cưỡi ngựa đen suy tàn, mất dần phong độ, thay vào đó là hình ảnh người đàn ông có phần mềm mại hơn.

Thời kỳ Phục Hưng
Đúng như tên gọi, thời kỳ Phục Hưng là sự trở lại của những lý tưởng cổ điển, sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với những ảnh hưởng khoa học, văn học, xã hội. Cuộc sống của tầng lớp thượng lưu, sự phát triển của con người hướng đến tự do cá nhân đã đi ngược lại với chế độ đẳng cấp trong thời kỳ Trung cổ. Lý tưởng về vẻ đẹp nam giới cũng quay trở lại với những giá trị giống như thời kỳ Cổ đại.
Bức tượng David của Michelangelo là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng.

Bức tượng được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và tràn đầy sức mạnh, nó cũng là hình mẫu lý tưởng của đàn ông thời kỳ này. Thời Phục Hưng, những người đàn ông có dương vật nhỏ thường được xem là đẹp, bởi họ cho rằng dương vật lớn chỉ có ở loài thú dữ. Vì thế, dương vật của David được làm nhỏ để thể hiện sự hoàn mỹ của vẻ đẹp thánh thần theo như tín ngưỡng thời kỳ này. Chi tiết trên tay bức tượng David cũng thể hiện sự mạnh mẽ của đàn ông.
Thời kỳ Cận đại
Thế kỷ 17 là khoảng thời gian của sự thịnh vượng và thời trang, mọi người chú trọng đến hình thức và quần áo hơn. Thật khó để tìm thấy những bức tượng hay tranh vẽ những người đàn ông mà không mặc quần áo. Thời kỳ này, ý tưởng về những hình ảnh khỏa thân bị coi là “không sạch sẽ”, thay vào đó là tập trung xây dựng một thế kỷ mới tốt đẹp hơn.
Bức họa “Thetis nhận vũ khí của Achilles từ Hephestus”.
Tuy nhiên, có 1 bức tranh của danh họa Anton Van Dyck, một họa sĩ người Phổ sống vào khoảng thế kỷ thứ 16-17 nổi tiếng với bức họa “Thetis nhận vũ khí của Achilles từ Hephestus” là một cách thể hiện khác về hình ảnh người đàn ông. Trong tranh, từ các động tác đến sự phân bố các nhân vật đều có sự gắn kết với nhau, sự tiếp giáp giữa các khối cơ thể với không gian xung quanh được làm mềm đi, tăng tính hoạt động giữa các nhân vật.
 Vua Louis thứ XIV.
Thế kỷ 18 là sự tiếp nối của đạo đức và ý thức. Chủ nghĩa thực dụng được đề cao và được thể hiện ngay trong trang phục. Những người đàn ông càng ăn mặc diêm dúa bao nhiêu thì càng thể hiện sự quý phái và lịch thiệp của mình.
Hình ảnh những người đàn ông trong giới thượng lưu – chuẩn mực của cái đẹp thời kỳ này.

Nếu như ở những thế kỷ trước, sự diêm dúa, cầu kỳ trong cách ăn mặc thể hiện sự quý phái của người đàn ông thì từ thế kỷ 19, sự nhẹ nhàng, chau chuốt được đề cao. Sự nữ tính và điệu đà trong trang phục đã nhường lại cho phái yếu, thay vào đó là bộ vest đuôi tôm lịch thiệp, sang trọng. Trong con mắt của phái yếu thời kỳ này, một người đàn ông đẹp phải là người có thân hình lý tưởng, sự nam tính toát ra từ gương mặt cho đến thân hình và dáng điệu, cử chỉ.
Phái đẹp mỗi thời, mỗi lứa tuổi lại càng phức tạp hóa hơn khái niệm “lý tưởng” cho người đàn ông mình thích. Cái đẹp cũng có tính thời đại, thước đo vẻ đẹp của con người cũng thay đổi theo thời gian. Quan điểm người đàn ông lý tưởng không phải ai cũng giống ai, tuy nhiên, với phái đẹp, dù ở thời kỳ nào, một người đàn ông trẻ trung, khỏe mạnh, cơ thể cân đối vẫn được coi là biểu tượng hoàn hảo của phái mạnh.
 

Mỹ thuật Phục Hưng



Mỹ thuật Phục Hưng

Mỹ thuật Phục Hưng có thể chia thành các giai đoạn:

A. Tiền Phục hưng (từ thế kỉ 13 đến hết TK14):
- Bước ngoặt quan trọng về văn chương: Danté dùng tiếng Italia thay Latin trong văn chương (thần khúc)
- Các nghệ sĩ dần dần bỏ nghệ thuật Trung cổ khô cứng, phụ thuộc để tìm ở các di sản Hy lạp -La Mã những yếu tố nhân văn: đề cao con người và nhận thức thẩm mỹ hiện thực.

Giotto (1276 - 1377) họa sĩ- điêu khắc- kiến trúc sư: Là người đặt nền móng cho mĩ thuật phục hưng
- Từ bề chất khổ hạnh của nghệ thuật Trung Cổ
- Tìm tòi cái đẹp con người qua xúc cảm tạo hình.
- Tập trung vào sự kiện cơ bản, vứt bỏ chi tiết tự nhiên chủ nghĩa.
- Chú trọng tạo chất, tạo khối, tạo không gian 3 chiều ở kiến trúc


Legend of St Francis



The Marriage at Cana



The Mourning of Christ


B. Phục hưng (TK15)
- Thời kỳ Phục Hưng kéo dài khoảng 200 năm (1400 đến 1600), Trung tâm ở Florence
- Các tác phẩm mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa ạnh hùng, sức mạnh con người.
- Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng.
- Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp - La mã. Nghiên cứu giải phẫu - xa gần.

1. Donatello (1386 -1466)
- Nhà điêu khắc, quê ở Florence
- Sáng tạo độc đáo, vững vàng.
- Đổ tượng đồng đầu tiên: tượng đài kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue phỏng theo tượng đài kị sĩ Macr Aurèle thời La mã, có cá tính hơn.




Kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue

2. Verrochio (1435-1488)

- Tượng David (đồng)
- Thầy của Leonardo da Vinci.


Tượng đồng David



Madonne, 1470 - 1475

3. Paolo Uccello(1397 - 1475)
- Tìm ra luật xa gần sơ khởi ( để Vinci đi sâu hơn)
- Tranh: chiến trận ở San Romano.


La battala de San Romano

4. Sandro Botticelli (1444 -1510)
- Đường nét trang trí tinh tế, nét vẽ sắc sảo, sinh động. Cơ thể kéo dài, cử động nhẹ nhàng. Xem tranh có cảm giác nín thở để tôn trọng nỗi buồn thơ mộng
- Tranh: Mùa Xuân (khu vườn của thần vệ nữ); Sự ra đời của thần vệ nữ (1485)
- Những sáng tác năm 1500, trước đó tự đốt tranh rồi thất vọng


Allegory of Spring



The birth of Venus
5. Andrea Mantegna (1431 - 1506)
- Họa sĩ phục hưng Italy, chỉ chuyên đề tài đạo thiên chúa.
- Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh chiều sâu của luật xa gần.
- Tranh : lời cầu nguyện trong vườn.


The Agony in the Garden



The Lamentation over the Dead Christ

6. Albrecht Durer (1471 - 1528)

- Họa sĩ phục hưng người Đức
- Vẽ sơn dầu, màu nước, tranh khắc kim loại.
- Nhà hình họa xuất sắc. Tạo hình khúc triết, chi li, cấu trúc phức tạp và quằn quại, mang âm hưởng của triết hềc Đức.
- Tranh : Tự họa đang khoác áo da, Khóc than bên Chúa trở nạn, Bốn vị thánh tông đồ, Hiệp sĩ - cái chết và quỷ dữ, Sầu muộn.

Lễ Mân Côi, 1506



Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ

7. Jérôme Bosch (1453 - 1516)
- Họa sĩ cuồng loạn, cổ quái và điên rồ.
- Xuất hiện tương đương cuối thời phục hưng nhưng không nằm trong dòng phục hưng vì ý tưởng quá táo bạo - quái đản, chuyên vẽ những tội lỗi đáng trừng phạt của con người và cảnh con người bị trừng phạt dưới địa ngục.
- Tranh: vườn hoan lạc, Nâng thánh giá.


Jardin des Délices



Les Tentations de saint Antoine

 Phục hưng cực thịnh (cuối TK 15, đầu TK 16).

1. Leonardo da Vinci (1452 - 1519)
- Họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, toán học, vật lý, hóa học, cơ khí ...
- 14 tuổi đến Florence học Verrocchio trong 6 năm.
- Đề ra lý thuyết cơ bản của luật xa gần, giải phẫu, tỷ lệ cơ thể.
- Tranh "Buổi họp kín" (bữa tiệc cuối cùng), tưởng là sơn dầu nhưng chỉ là tranh tường nền họa - do kỹ thuật xa gần, giải phẫu xuất sắc mà tạo được hiệu quả đặc biệt; "La Gioconde" hoặc Joconda vẽ MonaLisa: lần đầu tiên vẽ một chân dung độc lập, người thường (các họa sĩ trước đó chỉ vẽ chân dung vua chúa, hoặc những quan lại giàu có) có tính cách, hòa hợp với phong cảnh phía sau, cười bí ẩn, mắt nhìn khán giả.


The Mona Lisa



The Last Supper

2. Raphaello (1483 - 1520)
- Chết trẻ 37 tuổi, họa sĩ vững vàng, trữ tình, bố cục xuất sắc, ý nghĩa lớn lao.
- Tranh "Đức mẹ Sixtinis" bố cục tam giác, gần như đăng đối, ánh sáng mạnh, khái quát hình tượng, lý tưởng hóa, trong sáng, hiến dâng, bảo vệ, tình mẫu tử.
- Tranh "trường học Athène" cuộc đấu tranh về quan điểm triết học quyết liệt và sâu sắc trong khung cảnh mang tính nhân văn.


Đức mẹ Sixtine




3. Michel Angelo (1475 - 1564)
- Họa sĩ, điêu khắc, một nghệ sĩ tích cực, làm việc không nghỉ, tham gia khởi nghĩa.
- Tượng David (đá), Thánh Moise (đá), La Pièta (đá), các tượng ngày - đêm canh lăng mộ Médicis, "người nô lệ"...
- Tranh trần nhà thờ Sixtinischen 343 hình tượng - 48 x 13m, 4 năm trời nằm trên giàn giáo, ngửa mặt lên trần, bị vẹo cổ. Các hình tượng: khỏa thân, cơ bắp cuồn cuộn, tư thế vặn mình rất khó, toát lên vẻ đẹp nhân văn của con người. Đa dạng, giữ dội đầy nhiệt huyết.

Tượng David (đá)



Decke der Sixtinschen Kapelle

4. Giorgione (1476 - 1510)
- Họa sĩ độc lập, không vẽ theo đơn đặt hàng của nhà thờ.
- Chú trọng nhịp điệu , giàu cảm xúc, tạo chiều sâu không gian có tương quan sáng tối mạnh để nổi bật chủ đề.
- Tranh "Dông bão", Đức mẹ đi lánh nạn. Sắc thái thiên nhiên lần đầu tiên trong hội họa châu âu.
[image]local://2/B4F56F0A040C42518E119D9A73DB3F5F.JPG[/image]
Moisés en la prueba del oro el fuego




Venus dormida

5. Titien (1477 -1576) ở Venice, kế tục Giorgione
- Bút pháp phóng khoáng có chủ định.
- Vẽ nhiều chân dung thật, sâu lắng, có cá tính, trung thực, không tô vẽ.
- "chân dung Charles V", Chân dung người anh trẻ tuổi.
- Diane và Actéon, Vũ hội, Thần rượu nho và Ariane.


Flora (1515)


Vénus d'Urbin (1538)

6. Corrège (1489 - 1534) hết sức trữ tình bay bổng.
- Tình cảm dạt dào trong sáng, ánh sáng và bút pháp xuất sắc.
- Tranh : Sự ra đời của Đức Chúa hài đồng, Đức mẹ và đức chúa hài đồng
- Tất cả các tranh của Correge đều:
+ Táo bạo về bố cục
+ Kỳ lạ về nguộn sáng
+ Tả chất da thịt diệu kì
+ Tả tình mẫu tử đằm thắm dịu dàng nhất (qua mặt cả Raphaelo chỉ tiếc là tác phẩm của Correge thua về tầm cỡ đồ sộ và yếu hơn về sức nặng tư tưởng).


Saint Pierre, Sainte - Marthe, Marie - Madeleine et saint Léonard




Sainte Catherine

Kiểu cách - Kiểu sức - Maniérisme (từ 1520 trở đi)
- Mỹ thuật: kỹ thuật cao, xúc cảm có vẻ xáo động giữ dội nhưng thực chất trống rỗng, khô lạnh, thiếu sức sống nội tâm. Tuy vậy vẫn có những họa sĩ lớn, tạo ra những hiệu quả đặc biệt.
- Tự suy sụp do ngoại xâm Pháp -Đức - Áo- buôn bán và công nghệ giảm sút


1. Tintoretto (1528 -1594) ở Venise. Dằn vặt, xáo động.
- Tranh : tìm ra cơ thể thánh Mare, Suzanne và các lão già nhìn trộm.



La ascensión de Cristo



Moisés golpeando la roca

2. Veronèse (1528-1588) ở Venise - niềm vui sống, rực rỡ màu hội họa, nhiều cử động cường điệu gợi ý cho nghệ thuật Baroc "Mũ miện cho Đức mẹ", "Những người hành hương Emmaus"



La bataile de Lépante



Mars et Venus
3. Albrecht Altdorfer (1480 - 1538) họa sĩ Đức.
- chiến trận Alexandre (1528, không gian bao la, chiến trường đông nghẹt)



Resurrection by Altdorfer, 1518



St George and the Dragon, 1510

4. El Greco (1541 -1614) người Hy Lạp sống ở Tây Ban Nha, tên thật là Theotokopoulos
- Kéo dài nhân vật, diễn tả quyêt liệt, hình tượng táo bạo.
- "hạ huyệt quận công Orgaz, Cảnh ở Toledo, Mở niêm ấn thứ năm.


The Assumption of the Virgin (1577 - 1579)



The Burial of Count Orgaz (1586 - 1588)

5. Agnolo Bronzino (1503 - 1572)
ở Florence

- họa sĩ cung đình của dòng hề Medici (1)
- Vẽ nhiều bố cục có đề tài thần thánh và các chân dung nhà Medici "câu chuyện thần thoại" hoặc "biểu tượng của Vệ nữ và Cupid", "Hạ thánh giá", Sự tuẫn đạo của thánh Lorenzo.
(1). Medici, dòng hề cai quản Florence trong suốt gần 1 thế kỷ, và giàu nhất Châu Âu thời bấy giờ. Vừa có tiền và quyền lực (từng có 2 người trong dòng hề làm Giáo Hòang Vatican), cho nên hầu hết các họa sĩ nổi tiếng tại Florence thời kỳ này như: Raphael, Botticeli,Michelangelo ... đều nằm dưới sự bảo trợ của dòng hề Medici.



The Deposition of Christ



Venus, Cupid, Folly and Time

C. Giai đoạn cuối thời kỳ Phực Hưng:
Ra đời phong cách mới là Mannerism với Bronzino là hoạ sĩ tiên phong. Sau đó đến thời kỳ Baroque.
Đặc điểm của Mannerism là các nhân vật trong tranh bị "uốn nắn" một cách sách vở đến mức thiếu tự nhiên. Bronzino là hoạ sỹ tiên phong cho phong cách này, ngoài ra còn có Pontormo, Beccafumi ...

1. Domenico Beccafumi (1486 - 1551)


Annunciazione, ca 1546



La Giustizia, 1530 - 1535



San Paolo in trono

2. Jacopo da Pontormo (1494 - 1557): Họa sĩ Ý




Cappella dei Papi


La Pomona

Điểm đáng chú ý trong hội họa thời kỳ Phục Hưng:
+ Lần đầu tiên sử dụng sơn dầu làm chất liệu
+ Sử dụng luật phối cảnh tạo chiều sâu
+ Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần.







tranh thời kì phục hưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng
HTML code      BB code      URL

tamtay.vn - photo - tranh thời kì phục hưng


Tiêu đề: tranh của corot   Thu Mar 20, 2008 10:55 am













 





 Go down